Sơn bệt là gì? Những ưu điểm và cách sơn như thế nào?

Để đa dạng hóa màu sắc cho các sản phẩm nội thất, các đơn vị sản xuất đã sử dụng các loại sơn bệt để sơn lên bề mắt sản phẩm. Không chỉ tạo ra những màu sắc đẹp, ấn tượng mà sơn bệt còn có tác dụng làm mịn bề mặt gỗ. Vậy sơn bệt là gì? Chúng có những ưu điểm gì và cách sơn như thế nào? Hãy cùng MO Interior tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Gỗ từ lâu đã được xem là chất liệu quen thuộc và rất được các gia đình Việt Nam ưa chuộng trong thiết kế nội thất. Tuy nhiên, trong điều kiện khí hậu Việt Nam nóng ẩm đã gây ảnh hưởng rất lớn đến độ bền cũng như là tính thẩm mỹ của những sản phẩm này. Theo đó thì sơn gỗ chính là vị cứu tinh giúp bảo vệ các sản phẩm nội thất gỗ khỏi những tác động của môi trường, thời tiết. Và một trong những loại sơn gỗ được ưa chuộng nhất hiện nay là sơn bệt.

Sơn bệt là gì?

Sơn bệt là một loại sơn gỗ làm mất đi các đường vân gỗ cũng như màu sắc nguyên bản của gỗ dù là gỗ tự nhiên hay các loại gỗ công nghiệp và cũng làm cho bề mặt của gỗ trở nên phẳng và mịn hơn. Điều này sẽ giúp bạn có thể chọn được những màu sơn khác như: trắng, xanh, vàng, xám,… để phù hợp với sở thích của gia chủ và các không gian nội thất khác nhau như phòng ngủ con gái hay phòng cho bé yêu,… Chính vì vậy, nếu bạn muốn sở hữu một sản phẩm nội thất độc đáo và khác biệt so với màu gỗ mộc ban đầu thì sơn bệt chính là sự lựa chọn hoàn hảo nhất.

Ưu và nhược điểm

Ưu điểm

– Sơn có khả năng làm mất màu gỗ và vân gỗ nguyên bản, đem lại sự lựa chọn đa dạng cho khách hàng, phù hợp với mọi phong cách thiết kế.

– Sơn bệt là vị cứu tinh giúp bảo vệ các sản phẩm nội thất khỏi những tác động của môi trường, thời tiết, gia tăng khả năng thích nghi của đồ nội thất gỗ trong điều kiện khí hậu nóng ẩm của Việt Nam.

– Bên cạnh đó sơn bệt còn có một số ưu điểm nổi trội như: Sơn có chất lượng cao, tiện dùng và rất thích hợp cho việc trang trí tạo dấu ấn cá nhân. Sau khi sơn bề mặt gỗ sáng bóng, sơn có độ bám dính tốt trên bề mặt gỗ mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ và ít bị bong tróc, rạn nứt.

Nhược điểm

– So với các loại sơn công nghiệp khác như sơn PU, sơn bệt có quy trình kỳ công hơn rất nhiều.

– Để hoàn thiện sơn bệt cho một sản phẩm đòi hỏi hệ thống máy móc hiện đại và sự kinh nghiệm lâu năm của người thợ thủ công.

Quy trình sơn bệt theo tiêu chuẩn cho đồ nội thất

Nhiều người thắc mắc về cách sơn bệt cho đồ gỗ nội thất làm bằng gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp thì có quy trình như thế nào? Sơn bệt theo tiêu chuẩn cho đồ nội thất thì phải trải qua 6 bước sau đây:

Bước 1 – Xử lý bề mặt gỗ

Dù là gỗ tự nhiên hay gỗ công nghiệp thì trước khi sơn bạn phải dùng giấy nhám làm nhẵn bề mặt và xử lý những chỗ bị khiếm khuyết để đảm đảm bảo tính thẩm mỹ cao nhất cho sản phẩm. Sau khi chà nhám thì bề mặt gỗ không còn gỗ không còn gồ ghề nữa chỉ còn cảm giác mát, mịn và nhẵn. Như vậy khi sơn bệt mới có thể đảm bảo được tính thẩm mỹ cao nhất cho sản phẩm.

Bước 2 – Bả bột và lau màu

Bột bả sẽ được bả lên bề mặt gỗ nhằm bít kín những ghim gỗ, làm cho bề mặt gỗ không còn thẩm thấu được nước. Với những sản phẩm có yêu cầu đặc biệt, màu sẽ được chộn lẫn với bột bả để lau lên bề mặt. Sau thời gian nhất định bột bả đã khô, tiếp tục sử dụng giấy nhám 240 để chà lại cho nhẵn mịn.

Bước 3 – Sơn lót lần 1

Bề mặt được làm sạch bụi, sử dụng súng sơn với áp lực hơi 8kg/cm2, góc mở của vòi sơn là 30˚. Sơn sẽ đi qua bề mặt gỗ 3 lượt cho một lần lót, sau đó mang gỗ ra phơi dưới năng cho khô. Kết thúc lớp sơn lót 1.

Bước 4 – Sơn lót lần 2

Sau khi phơi lớp sơn lót lần 1 khoảng 2 giờ dưới trời nắng là lớp sơn đã khô, tiếp đến dùng giấy nhám 320 chà nhám lại bề mặt gỗ. Tiếp theo bạn sử dụng súng sơn với áp lực 8kg/cm2 với góc mở của vòi sơn là 30˚, sơn đi qua bề mặt gỗ 3 lượt cho một lần lót. Vậy là xong lần lót thứ hai bạn tiếp tục mang gỗ đi phơi nắng cho khô sơn.

Bước 5 – Phun màu

Sau thời gian 2h bề mặt lớp lót thứ 2 đã khô, tiếp tục dùng giấy nhám 320 chà nhẹ cho bề mặt mịn, thổi sạch bụi và phun màu. Với áp lục hơi 8kg/cm2, góc mở vòi phun là 60˚, khoảng cách từ vòi phun tới bề mặt gỗ là 50cm, lớp màu sẽ được phun 2-3 lượt cho 1 lần phun màu.

Bước 5 – Dặm và phun bóng

Phơi khoảng 1 giờ lớp sơn màu sẽ khô, chúng ta mang vào tiếp tục dùng giấy nhám 320 vuốt nhẹ nhàng bề mặt và thổi sạch bụi, tiến hành dặm lại những điểm màu nhạt, chưa đồng nhất. Để gia tăng độ bền và tính thẩm mỹ cho sản phẩm nội thất, chúng ta sẽ phun tiếp một lớp sơn bóng lên bề mặt gỗ, đem phơi nắng khoảng 8 – 10 giờ. Sau đó có thể đóng gói, xuất xưởng hoặc đưa vào thi công trực tiếp.

Đồ nội thất gỗ sơn bệt có dễ bị bong tróc?

Thực tế, có rất nhiều khách hàng lo sợ rằng đồ nội thất sơn bệt khi dùng sẽ nhanh chóng bị bong tróc sơn và rất xấu. Tuy nhiên đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm. Bởi vì bề mặt gỗ được bao bọc bởi các lớp sơn tỉ mỉ và cẩn thận lên đến 5 -6 lớp thì rất khó để bong tróc. Trừ khi trong quá trình sử dụng bạn dùng dao nhọn cứa thật mạnh vào bên trong lõi gỗ thì sơn mới bị bong tróc. Không chỉ vậy, bên ngoài bề mặt sản phẩm còn được bảo vệ bởi 3 lớp sơn bóng nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm lớp sơn này sẽ giúp tránh sự va đập của gỗ bảo vệ gỗ không bị trầy xước trong quá trình vận chuyển và sử dụng.

Kết

Trên đây là một số thông tin về sơn bệt là gì cũng như những ưu điểm nổi trội và quy trình sơn theo tiêu chuẩn như thế nào, hy vọng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về loại sơn này.

Tin tức & Sự kiện


Loading...
0901.265.879