Nghệ thuật ghép hình Veneer và những tác phẩm nghệ thuật

Veneer ngày nay không đơn thuần chỉ là những tấm ván lạng đơn giản và bình thường, với những bàn tay tài hoa của những người thợ thủ công lành nghề đã biến nghề làm veneer thành một công việc mang tính nghệ thuật với những tác phẩm hoàn hảo đến từng chi tiết nhỏ. Hãy cùng nội thất MO tìm hiểu về nghệ thuật ghép hình Veneer này nhé.

Đời sống con người ngày càng nâng cao, do đó nhu cầu thưởng thức của mọi người cũng ngày càng cao, nhất là đối với những sản phẩm mang tính nghệ thuật. Tất cả các ngành nghề đều biết rõ điều này nên đã phải nâng cao ngành nghề của mình lên tầm cao mới, nhất là những ngành nghề thủ công. Chính vì thế mà những người làm Veneer cũng đã đưa ngành nghề thủ công này lên một tầm cao mới, khi họ đã tạo ra những tác phẩm nghệ thuật độc đáo từ việc ghép hình Veneer, họ gọi đó là nghệ thuật ghép hình Veneer.

Veneer là gì?

Veneer về bản chất là một tấm ván gỗ tự nhiên được cắt rất mỏng bằng công nghệ bóc ly tâm tạo ra những tấm ván mỏng với độ dày chỉ từ 0,3mm – 0,6mm tùy vào mục đích sử dụng. Các loại gỗ thường dùng làm Veneer như gỗ sồi, gỗ óc chó, gỗ tần bì, gỗ xoan đào,…Mỗi loại gỗ đều có những đặc điểm độc đáo riêng biệt về màu sắc, hoa văn, vân gỗ,…, giúp tạo nên sự đa dạng trong thế giới Veneer.

Quy trình sản xuất Veneer

– B1 – Ngâm gỗ tự nhiên: Toàn bộ các thân cây gỗ nguyên liệu sẽ được ngâm trong nước hoặc phun nước đều lên bề mặt để tạo độ ẩm để đảm bảo kết cấu của gỗ luôn ổn định.

– B2 – Loại bỏ nhựa trong gỗ: Toàn bộ gỗ sau khi được xử lý ở bước 1 sẽ được đem vào nồi hấp công nghiệp trong thời gian khoảng 48 tiếng với nền nhiệt khoảng từ 80 – 100 độ C để loại bỏ toàn bộ nhựa trong thân cây và giúp cho các sợi gỗ mềm hơn.

– B3 – Cắt gỗ: Bước này phụ thuộc vào kích thước của sản phẩm được chỉ định mà người ta sẽ cắt theo đúng kích thước quy định.

– B4 – Bóc vỏ cây: Các khúc gỗ sau khi được cắt theo đúng kích thước yêu cầu sẽ được chuyển đến giai đoạn bóc vỏ. Để đảm bảo chất lượng các tấm Veneer đồng nhất toàn bộ hệ thống vỏ sẽ được bóc trực tiếp bằng máy quay ly tâm tốc độ cao.

– B5 – Dát mỏng thành từng tấm: Gỗ sẽ được đưa vào máy để tiến hành dát mỏng theo độ dày được yêu cầu (từ 0,3mm – 0,6mm). Để đa dạng các hình dáng theo đường vân gỗ, người ta thường sẽ có nhiều kiểu cắt khác nhau.

– B6 – Sấy khô: Sau khi các miếng ván gỗ được cắt mỏng với kích thước chuẩn sẽ được đem đi sấy để kết thúc quá trình sản xuất. Độ ẩm của các tấm ván chỉ nên duy trì trong khoảng từ 8 – 12%.

– B7 – Kiểm tra chất lượng: Sau khi kết thúc quá trình sấy, toàn bộ thành phẩn sẽ được đưa ra khỏi máy và được tiến hành kiểm định toàn bộ chất lượng. Các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn sẽ bị loại bỏ để đảm bảo chất lượng tốt nhất.

Nghệ thuật ghép Veneer

Trên những sản phẩm nội thất gỗ, chúng ta thường thấy có rất nhiều sản phẩm bên ngoài là những họa tiết trang trí rất nghệ thuật, trông giống như 1 bức tranh, nhiều người nghĩ đây là 1 bức tranh được vẽ lên gỗ, nhưng thật ra đó chính là bức tranh được tạo ra từ nghệ thuật ghép Veneer của những người nghệ nhân. Hay nhiều người lại có sở thích tất cả những món đồ của họ phải mang tính đồng nhất và đối xứng với nhau trong từng vân gỗ, vậy làm sao để làm được điều này? Nghệ thuật ghép hình Veneer sẽ là giải pháp hoàn hảo cho những vị khách khó tính này.

Bằng những đường may ghép, kết hợp công nghệ CNC hay đơn giả chỉ là những nét may thủ công của những người thợ lành nghề để cho ra 1 sản phẩm hoàn hảo đến từng chi tiết.

Đây là một công việc khó khăn, đòi hỏi chuyên môn cao, sự tập trung cao độ trong lúc làm việc, vì nếu chỉ cần sai sót 1 chút sẽ có thể phá hỏng cả một sản phẩm. Để tạo ra một sản phẩm hoàn hảo, người thợ thủ công phải có tay nghề rất cao cùng với kinh nghiệm lâu năm trong nghề.

Hy vọng qua bài viết mọi người có thể phần nào nắm bắt được Veneer là gì? Quy trình sản xuất Veneer như thế nào cũng như đôi nét về nghề ghép hình veneer mang đầy tính nghệ thuật.

Tin tức & Sự kiện


Loading...
0901.265.879